Apple đang chuẩn bị để tung ra một chiếc điện thoại thông minh “hot” nhất từ trước đến nay.
2017 là kỷ niệm 10 năm ngày ra mắt chiếc iPhone đầu tiên. Kể từ đó, điện thoại thông minh và ứng dụng di động đã làm thay đổi đổi ứng dụng, kinh doanh và nền kinh tế toàn cầu, biến Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới.
Tuy nhiên, khi iPhone bước sang tuổi thứ 10, áp lực đè nặng lên vai Apple. Phải làm sao để đem đến một chiếc điện thoại mới mẻ và sáng tạo thực sự? Mọi người muốn thấy Apple trình làng một thiết bị hoàn toàn mới sau vài năm chỉ đưa ra những cải tiến đơn thuần. Có không ít tin đồn xoay quanh gã khổng lồ công nghệ California và chiếc iPhone cao cấp đặc biệt cũng như một model “7s” trong năm nay.
Tâm trạng của hầu hết các nhà phân tích là tích cực. Một số người kỳ vọng sẽ có một "siêu chu kỳ" xảy ra, cụ thể là một kỷ lục lớn về doanh số bán hàng do số lượng iPhone cũ cần nâng cấp ngày càng tăng và nhu cầu phát sinh khi Apple tung ra một sản phẩm mới đặc biệt hấp dẫn.
Vì vậy Apple phải tính toán thật kỹ, từ rủi ro định giá đến chi phí phần cứng, bởi mọi chuyện đều có thể xảy ra.
Một thiết kế hoàn toàn mới sẽ làm tăng các chi phí sản xuất, gây ảnh hưởng tới lợi nhuận. Tuy nhiên, Apple có thể bảo vệ lợi nhuận của mình bằng cách tăng giá. Một số người cho rằng chiếc iPhone cao cấp mới có thể được bán với giá hơn 1.000 USD. (Apple có xu hướng bán các sản phẩm của mình với cùng một con số trên cả hai loại tiền tệ là USD và Bảng Anh, điều này sẽ khiến cho giá iPhone 8 tại Anh lên tới 1.000 Bảng). Nhưng trái lại, điều đó có thể gây hạn chế về doanh số, và làm cho những chiếc iPhone còn lại của hãng trông giống như những món hàng rẻ tiền.
Cái giá của sự thất bại là rất đắt. Chẳng hạn như khi ra mắt, Apple Watch dự kiến sẽ mở ra một danh mục sản phẩm mới cho người tiêu dùng, nhưng các thiết bị này chỉ hấp dẫn ở một thị trường nhỏ.
Không ai muốn “thảm họa Apple Watch” xảy ra với điện thoại.
Business Insider đã trò chuyện với Gene Munster, một nhà phân tích nổi tiếng của công ty đầu tư mạo hiểm Loup Ventures, để thảo luận về những rủi ro mà Apple phải đối mặt vào mùa thu này.
Chiếc điện thoại 1.000 USD
![]() |
Ông Munster lo ngại rằng tin đồn về mức giá cực cao của iPhone 10, khoảng 1.000 USD, sẽ làm chiếc điện thoại mất đi phần nào sự hấp dẫn. Tuy nhiên, doanh số sẽ vẫn tăng bởi nhiều người muốn lên đời điện thoại: “Có rất nhiều người đang dùng những chiếc iPhone 3 năm tuổi hoặc hơn”. Thậm chí nếu sản phẩm ra đời năm 2017 của Apple có mờ nhạt thì vẫn còn rất nhiều người cần nâng cấp máy.
Nguy cơ nếu iPhone 10 “quá tốt”
![]() |
Câu hỏi lớn mà Apple phải đối mặt lại rất đơn giản: Bao nhiêu là quá đắt?
Có thể nhiều người dùng sẽ không muốn mua một chiếc điện thoại có giá tới 1.000 USD (hoặc 1.000 Bảng Anh, tương đương với 1.250 USD). Ông Munster cho rằng Apple cũng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ nếu chiếc điện thoại tốt hơn những gì mọi người mong đợi.
" alt=""/>Nếu muốn bán những chiếc iPhone giá 1.000 USD, Apple phải giải được bài toán hóc búa nàyTheo Báo cáo Vietnam ICT Index 2016, Bộ Tài chính dẫn đầu bảng xếp hạng chung của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ. TP. Đà Nẵng dẫn đầu bảng xếp hạng chung của các tỉnh, thành phố. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) dẫn đầu bảng xếp hạng chung của các ngân hàng thương mại. Tổng công ty ĐTPT nhà và đô thị dẫn đầu bảng xếp hạng chung của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty.
![]() |
Ông Đào Đình Khả, Vụ trưởng Vụ CNTT thuộc Bộ TT&TT phát biểu khai mạc buổi công bố Báo cáo Vietnam ICT Index 2016. |
Trong số 4 đơn vị dẫn đầu 4 nhóm này, Bộ Tài chính, TP Đà Nẵng và BIDV lần thứ 4 liên tiếp dẫn đầu bảng xếp hạng ICT Index. Riêng Tổng công ty ĐTPT nhà và đô thị lần đầu tiên tham gia báo cáo xếp hạng đã vượt lên vị trí thứ nhất trong năm 2016, soán ngôi đầu của Tổng công ty Hàng không Việt Nam năm 2015.
Phát biểu tại buổi công bố Báo cáo Vietnam ICT Index 2016, ông Đào Đình Khả, Vụ trưởng Vụ CNTT thuộc Bộ TT&TT cho biết, so với các năm trước, Báo cáo Vietnam ICT Index năm nay có sự thay đổi, cải tiến mạnh mẽ về hệ thống chi tiêu và phương pháp tính nhằm đảm bảo bám sát định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển và ứng dụng CNTT-TT tại Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế và Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, đồng thời cũng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế về đánh giá, xếp hạng chính phủ điện tử.
Theo ông Lê Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội tin học Việt Nam, Chỉ số Vietnam ICT Index 2016 năm nay được kết cấu theo hệ thống chỉ tiêu của LHQ bao gồm 3 chỉ số thành phần chính gồm hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực và ứng dụng CNTT, bỏ chỉ số môi trường - chính sách đồng thời loại bỏ các chỉ tiêu không còn phù hợp và cập nhật bổ sung các tiêu chí mới góp phần đẩy mạnh hoạt động xây dựng Chính phủ điện tử trong thời gian tới.
![]() |
Tòan cảnh buổi công bố Báo cáo Vietnam ICT Index 2016. |
Năm 2016 cũng là năm đầu tiên Vụ CNTT phối hợp với Hội tin học VN trong việc xây dựng và công bố Chỉ số sản xuất kinh doanh CNTT Việt Nam (Vietnam IT Industry Index) trên cơ sở tách từ chỉ Vietnam ICT Index và đánh giá cho 63 địa phương trên cả nước. Việc đánh giá chỉ số sản xuất kinh doanh CNTT các địa phương trên cả nước giúp đưa ra một bức tranh vừa tổng thể, vừa chi tiết về tình hình phát triển CNTT Việt Nam, một trong những ngành có sự tăng trưởng lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Ngoài ra, việc xây dựng và công bố chỉ số này định kỳ cũng sẽ giúp các tỉnh tăng cường hoạt động thống kê trong lĩnh vực công nghiệp CNTT từ đó xây dựng ngành công nghiệp CNTT của địa phương tiếp tục lớn mạnh trong những năm tới.
Vietnam IT Industry Index gồm 3 chỉ số chính là Chỉ số sản xuất CNTT, Chỉ số dịch vụ CNTT và Chỉ số kinh doanh CNTT nhằm phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ CNTT của các doanh nghiệp, đồng thời phản ánh quy mô, năng lực cũng như giá trị đóng góp của CNTT cho Ngân sách Nhà nước và xã hội. Tốp các tỉnh đứng đứng đầu về chỉ số Vietnam IT Industry Index là Hà Nội, TP HCM, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Cần Thơ, Khánh Hòa.
Về xếp hạng dịch vụ công trực tuyến năm 2016, đối với khối bộ ngành, các cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đứng đầu danh sách, tiếp đó là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ. Bộ TT&TT cũng lọt vào tốp 10 bộ ngành đứng đầu về cải cách dịch vụ công trực tuyến năm nay.
Về xếp hạng dịch vụ công trực tuyến năm 2016 đối với các tỉnh thành phố, Đà Nẵng tiếp tục vững ngôi vương. Trong danh sách 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu hạng mục này còn có Hà Nội, Tiền Giang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Hà Giang, TP. HCM, Đồng Nai và Phú Thọ.
Bộ TT&TT hy vọng Báo cáo Vietnam ICT Index 2016 tiếp tục giúp các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp hiểu rõ được hiện trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT của ngành mình, cơ quan, đơn vị mình, để từ đó đưa ra được những giải pháp, định hướng phù hợp nhằm cải thiện việc phát triển và ứng dụng CNTT của đơn vị mình cũng như góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển và ứng dụng CNTT-TT của cả nước nói chung và xây dựng Chính phủ điện tử thành công tại Việt Nam nói riêng.
Tuấn Anh
" alt=""/>Bộ Tài chính, Đà Nẵng và BIDV 4 năm liên tiếp dẫn đầu ICT Index